Search
Sign In
Notification
Your Cart 2 items
Subtotal : $1559

Tập đoàn LVMH là ai? Vì sao được mệnh danh là tập đoàn lớn nhất thế giới?

  • 595

LVMH (Moët Hennessy Louis Vuitton) là tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới có trụ sở tại Paris, Pháp. Hôm nay chúng ta hãy cùng Sneakerhead Vietnam tìm hiểu về quy mô, cũng như độ khủng của tập đoàn này nhé.

Người sáng lập và kiểm soát LVHM là ai? 

LVMH Được thành lập vào năm 1987 dưới sự sáp nhập của hãng thời trang Louis Vuitton và Moet Hennessy. Đây là một công ty thành lập từ năm 1971 nhờ cuộc sáp nhập giữa các nhà sản xuất rượu champagne Moët & Chandon và nhà sản xuất rượu cognac Hennessy.

Ngay sau khi LVMH Group được thành lập, Bernard Arnault với tư cách là người đứng giữa cuộc xung đột của giám đốc điều hành Moët Hennessy là Alain Chevalier và Racamier – chủ tịch của Louis Vuitton. Ông đã lập tức nắm bắt thời cơ, bỏ ra 1,5 tỷ đô la để nắm giữ 24% cổ phần của LVMH vào tháng 7 năm 1988. Mục đích là để nắm giữ quyền sở hữu các sản phẩm nước hoa của Dior (Christian Dior) mà lúc đó ông đang sở hữu.

Sau nhiều cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát tối đa tại hội đồng quản trị, Bernard Arnault hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của LVMH.

Lĩnh vực kinh doanh chính của LVMH là gì?

LVMH hiện tập trung vào các lĩnh vực chính là: rượu và rượu mạnh, thời trang và hàng da, nước hoa và mỹ phẩm, cũng như đồng hồ, đồ trang sức và các nhóm ngành bán lẻ. Tập đoàn hiện sở hữu hơn 70 nhãn hiệu nổi tiếng, trong đó có những thương hiệu có lịch sử trên một trăm năm như Château d'Yquem (1593), Moët & Chandon (1743),  Hennessy (1765), Louis Vuitton (1853).

Lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn này khá đa dạng. Rất nhiều các nhãn hiệu cao cấp nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực thời trang và làm đẹp thuộc hệ sinh thái của họ như Louis Vuitton (LV),  Dior,  Bvlgari, Céline, Givenchy, Tiffany & Co, Fendi. 

Các thương vụ mua bán nổi bật của LVMH để sở hữu các thương hiệu hàng đầu thế giới

Năm 2008, mua lại Hublot

LVMH Group đã mua Hublot vào tháng 4 năm 2008 với giá ước tính 500 triệu CHF (gần 13 tỷ vnđ thời bấy giờ). Thương vụ này cũng góp phần khiến cho Jean-Claude Biver (nguyên giám đốc điều hành Hublot đồng thời là cổ đông thiểu số) trở thành một trong những người giàu nhất trong ngành đồng hồ Thụy Sỹ (tính đến đầu năm 2017).

Chân dung ông chủ Hublot, vị tỉ phú với những thương vụ không khoan nhượng  | Báo Dân trí

Năm 2017, mua lại Hermes

Bernard Arnault đã thâu tóm thương hiệu Christian Dior với giá 12,1 tỷ euro (tương đương 13,2 tỷ USD lúc bấy giờ), tức là 260 euro mỗi cổ phiếu. Thỏa thuận đã sẽ đưa 2 thương hiệu thời trang mang tính biểu tượng bậc nhất của làng thời trang về "chung một nhà" sau nhiều thập kỷ.

Conflit Hermès - LVMH : Une résolution inédite | Zonebourse

Năm 2019, mua lại Tiffany&Co

LVMH đã “chốt deal” mua lại thương hiệu trang sức cao cấp Tiffany&Co với giá 16,3 tỷ USD (135 USD/cổ phiếu). Ban đầu, thương vụ này chí có giá 14,9 tỷ USD, tức 120 USD/cổ phiếu. Đối với Bernard Arnault, người được gọi là “kẻ săn mồi” trong làng M&A (Mua bán và sáp nhập) thì Tiffany cũng được nhắc đến là "thương hiệu xa xỉ thực sự duy nhất của Mỹ có sức sống lâu bền". 

Năm 2021, mua lại Off-white

Vào tháng 7, tập đoàn LVHM đã công bố chính thức thâu mua 60% cổ phần của Off-White - thương hiệu thời trang đường phố cao cấp được Abloh thành lập vào năm 2013. Việc đưa Off-White vào đế chế của mình giúp LVMH có thêm một thương hiệu có sức ảnh hưởng nhất nhì hiện nay, đặc biệt là đối với thế hệ Gen Z. Nhờ đó, Virgil Abloh cũng có nhiều quyền hạn hơn trong nhiều hạng mục kinh doanh khác của LVMH, bên cạnh vai trò Giám đốc Nghệ thuật của Louis Vuitton lúc bấy giờ.

Nguồn: tổng hợp

0
Comments 0
Đăng nhập để bình luận
Prev Post ần đây có thông tin cho rằng tập đoàn LVMH đang xem xét việc tiếp quản một thương hiệu xa xỉ khác có trụ sở tại Thụy Sĩ có tên Richemont..........
Next Post Mới đây, thương hiệu đã ra mắt một chiếc New Balance 991 Made In UK trong phối màu “Iced Blue” hoàn toàn mới....
Remarkable